Last updated on Tháng năm 21, 2024
10 Bước Nâng Cao Tiến Tới Tự Do Tài Chính
Dành cho người chưa có kinh nghiệm quản lý tài chính
Bài viết dựa trên kinh nghiệm của bản thân sau một thời gian theo dõi cũng như học hỏi tích luỹ, có thể sẽ phù hợp với một số bạn và cũng có thể không. Các bạn có thể tham khảo và cho bình luận :).
1. Nắm Rõ Giá Trị Tài Sản:
- Liệt kê tất cả tài sản bạn sở hữu: nhà cửa, xe cộ, tài khoản ngân hàng, đầu tư.
- Tìm hiểu giá trị thị trường của từng tài sản.
- Theo dõi biến động giá trị tài sản theo thời gian.
Ví dụ:
- Bạn có căn nhà trị giá 2 tỷ đồng, 1 chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng, 100 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm.
- Cập nhật giá trị nhà đất thường xuyên để nắm bắt biến động thị trường.
2. Lập Kế Hoạch Chi Tiết:
- Ghi chép tất cả khoản chi tiêu trong tháng.
- Phân loại chi tiêu theo nhu cầu thiết yếu và nhu cầu mong muốn.
- Lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu, ưu tiên nhu cầu thiết yếu.
- Lập kế hoạch cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn (1-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm).
- Tham khảo thêm video podcast bài viết về 25 cách chi tiêu tiết kiệm
Ví dụ:
- Ghi chép chi tiêu trong tháng qua bằng ứng dụng ghi chú hoặc sổ tay.
- Phân loại chi tiêu: ăn uống, nhà cửa, giao thông, giải trí…
- Lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu, ví dụ: ăn uống 3 triệu đồng/tháng.
- Lập kế hoạch tiết kiệm 10 triệu đồng/năm để mua nhà.
3. Tạo Quỹ Khẩn Cấp:
- 1000 USD tiết kiệm đầu tiên cho quỹ khẩn cấp.
- Nên có kế hoạch cụ thể để sử dụng quỹ khẩn cấp và tuỳ vào mức lương thu nhập hay chi tiêu hàng tháng
Ví dụ:
- 1000 USD mình nghĩ chỉ là con số đầu tiên dành cho người mới bắt đầu trải nghiệm và đang học cách quản lý tài chính cá nhân, con số có thể nhiều hay ít hơn chút tuỳ vào thu nhập, công việc hay chi tiêu hàng tháng của bạn
- Mở tài khoản tiết kiệm online để dễ dàng quản lý.
- Chỉ sử dụng quỹ khẩn cấp cho các trường hợp rủi ro thực sự ( ốm đau, cần giúp đỡ người trong nhà…)
4. Xử Lý Nợ Nần:
- Liệt kê tất cả khoản nợ bạn đang có ( xe máy, đồ điện tử, nợ thẻ tín dụng mua hàng, nợ bạn bè & người thân, tiền chi phí học đại học 3 năm chưa trả hết )
- Áp dụng phương pháp “lăn cầu tuyết nợ”( * snowball) để trả khoản nợ nhỏ nhất trước, Tăng cường thanh toán nợ bằng cách kiếm thêm thu nhập hoặc cắt giảm chi tiêu.
Ví dụ:
- Viết ra danh sách từng khoản nợ từ nhỏ nhất cho tới lớn nhất như: xe máy, đồ điện tử, nợ thẻ tín dụng mua hàng, nợ bạn bè & người thân, tiền chi phí học đại học 3 năm chưa trả hết ….chẳng hạn trả tiền mua chiếc tủ lạnh trước vì bạn mới chuyển nhà và mua nợ chiếc tủ lạnh, theo danh sách đây là số nợ thấp nhất hiện tại của bạn
- Bạn có 2 khoản nợ: thẻ tín dụng 50 triệu đồng và vay tiêu dùng 100 triệu đồng.
- Áp dụng phương pháp “lăn cầu tuyết nợ” để trả hết nợ thẻ tín dụng trước.
- Tìm kiếm công việc làm thêm để tăng thu nhập.
5. Xây Dựng Quỹ An Toàn:
- Tiết kiệm 3-6 tháng chi phí sinh hoạt để đề phòng rủi ro (mất việc làm, ốm đau, xin nghỉ làm trước khi bắt đầu một công việc mới …..).
- Mở tài khoản tiết kiệm riêng cho quỹ an toàn.
- Nên có kế hoạch cụ thể để sử dụng quỹ an toàn.
Ví dụ:
- Nếu bạn chi tiêu 10 triệu đồng/tháng, hãy tiết kiệm 30-60 triệu đồng cho quỹ an toàn.
- Mở tài khoản tiết kiệm online để dễ dàng quản lý.
- Chỉ sử dụng quỹ an toàn cho các trường hợp rủi ro thực sự.
Ví dụ khác:
- Mục tiêu: Mua nhà sau 5 năm, cần 1 tỷ đồng.
- Tiết kiệm: 10 triệu đồng/tháng.
- Đầu tư vào quỹ chỉ số với mức rủi ro trung bình.
Sự khác biệt:
- Mục tiêu: Quỹ khẩn cấp ( bước 3) tập trung vào việc bảo vệ tài chính trước rủi ro ngắn hạn, trong khi quỹ an toàn ( bước 5 ) hướng đến mục tiêu tài chính dài hạn.
- Số tiền: Quỹ khẩn cấp thường có số tiền nhỏ hơn quỹ an toàn.
- Cách thực hiện: Quỹ khẩn cấp chủ yếu được tiết kiệm, quỹ an toàn kết hợp tiết kiệm và đầu tư.
Lưu ý:
- Hai quỹ này đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tài chính.
- Hãy điều chỉnh số tiền và cách thức thực hiện phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bạn.
6. Tự Thưởng Cho Thành Quả:
- Sau khi đạt được mục tiêu tài chính ngắn hạn, hãy tự thưởng cho bản thân.
- Việc tự thưởng giúp duy trì động lực và khích lệ tinh thần trong hành trình quản lý tài chính.
Ví dụ:
- Sau khi tiết kiệm được 100 triệu đồng, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch hay một ngày thư giãn hoặc cũng có thể những món đồ hữu ích mà bạn mong ước lâu nay.
- Việc tự thưởng cần phù hợp với khả năng tài chính của bạn.
7. Chuẩn Bị Cho Hưu Trí:
- Mở tài khoản hưu trí (ví dụ: Bảo hiểm hưu trí) và đầu tư vào các quỹ chỉ số.
- Đóng góp tối đa cho tài khoản hưu trí mỗi năm để đảm bảo tương lai sau này.
Ví dụ:
- Mở tài khoản bảo hiểm hưu trí với mức phí phù hợp.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn để lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp.
- Ở các công ty tư nhân hay nhà nước của Ba Lan nếu đóng thuế và có hợp đồng làm việc thì thường một khoản trong lương tháng của bạn sẽ được trừ vào phần hưu trí, thế nên nếu bạn muốn đảm bảo về sau khi về hưu bạn sẽ có một khoản kha khá, nên đầu tư ngay từ khi còn trẻ vào một khoản riêng biệt lập, nên nhớ đầu tư với phương thức rủi ro thấp sẽ an toàn hơn
8. Hỗ Trợ Tương Lai Con:
- Mở tài khoản tiết kiệm cho con (ví dụ: Tài khoản tiết kiệm dành cho trẻ em).
- Góp phần định kỳ để giúp con có nền tảng giáo dục tốt nhất.
- Có thể tham gia các chương trình bảo hiểm giáo dục cho con.
Ví dụ:
- Mở tài khoản tiết kiệm cho con với mức góp phù hợp với khả năng tài chính.
- Góp 1 triệu đồng/tháng vào tài khoản tiết kiệm cho con.
- Tham gia chương trình bảo hiểm giáo dục để đảm bảo chi phí học tập cho con trong tương lai.
- Ở Ba Lan rất may là các trường công lập đều không mất tiền từ nhà trẻ cho tới đại học, theo điều kiện chẳng hạn như bạn là bà mẹ độc thân, góa phụ, hoặc có hợp đồng làm việc…..
9. Tập Trung Tiêu Diệt Nợ Lớn:
- Sau khi xử lý các khoản nợ nhỏ, tập trung trả nợ lớn nhất (ví dụ: vay thế chấp, mua nhà trả góp ngân hàng lãi suất cao).
- Sử dụng phương pháp “lăn cầu tuyết nợ” để đẩy nhanh quá trình trả nợ.
Ví dụ:
- Sau khi trả hết nợ thẻ tín dụng, các khoản nợ nhỏ tập trung trả nợ vay mua nhà.
- Tăng cường thanh toán nợ bằng cách kiếm thêm thu nhập hoặc cắt giảm chi tiêu.
10. Phân Bổ Dự Thu Cho Các Mục Tiêu:
- Chia nhỏ số tiền dư sau khi chi tiêu và tiết kiệm cho các mục tiêu khác nhau.
- Ví dụ: du lịch, đầu tư, mua nhà, hỗ trợ cộng đồng.
Ví dụ:
- Sau khi chi tiêu, tiết kiệm và trả nợ, bạn còn dư 5 triệu đồng.
- Dành 1 triệu đồng cho du lịch, 2 triệu đồng cho đầu tư, 2 triệu đồng cho mục tiêu mua nhà. Số tiền được chia theo khả năng hoặc nhu cầu của mỗi người. Có thể bỏ ra 1-5% để hỗ trợ những người nghèo gặp khó khăn.
Lời Khuyên:
- Bắt đầu từ những bước nhỏ và kiên trì thực hiện.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính để xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Tham khảo các tài liệu và khóa học về quản lý tài chính.
- Nghe podcast, audio về tài chính cá nhân như hieu.tv
Áp dụng 10 bước này giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, đạt được tự do tài chính và sống cuộc sống hạnh phúc, an nhàn.
Lưu ý (!)
- Các bước này chỉ mang tính chất tham khảo, hãy điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính để xây dựng kế hoạch phù hợp nhất.
Hỗ trợ:
- Tham gia các hội nhóm online / offline về quản lý tài chính để học hỏi kinh nghiệm.
- Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính để theo dõi chi tiêu và tiết kiệm.
Kết Luận:
Cá nhân mình thì sau khi đã trả nợ hết các khoản từ nhỏ nhất như khi mình mua nhà là các đồ điện tử gia dụng, hay căn bếp đặt của IKEA, cho đến số tiền vay bạn bè, người thân. Trong khoảng 5 năm liền mình đi du lịch cùng gia đình bạn bè và con rất nhiều lần. Mình biết có thể đấy không phải là một giải pháp quản lý vững chắc hay hoàn hảo nhất, nhưng vì mình không muốn bỏ lỡ cơ hội khi tuổi còn trẻ và còn công việc ổn định để đi khám phá thế giới.
Nếu bạn là người theo dõi blog mình thường xuyên có lẽ biết mình là người theo lối sống đơn giản có chút tối giản, sống bền vững, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc vì lý do đó mà mình đã tranh thủ thời gian đi du lịch khắp nơi khi có điều kiện về sức khỏe cũng như tài chính.
Khi đang viết bài này mình mới nhận ra rằng, những bước được nhắc qua phía trên đều rất đúng với hướng đi và những lựa chọn của mình. Thực chất mình chưa đọc sách hay tham khảo kỹ lưỡng các bài viết của David Ramsey trước kia, chỉ theo dõi các bài viết, sách về tài chính bằng tiếng Ba Lan của một người mình quan tâm mấy năm nay đó là Marcin Iwuć, nhưng không khờ các bước mình làm đều giống với cách của David chỉ dẫn. Mình thường theo dõi chủ đề tài chính đầu tư bằng tiếng Ba Lan vì nó phù hợp với cách để mình quản lý hơn trên thị trường Ba Lan trong môi trường sống và làm việc tại đây.
Bước thứ 9 mình nghĩ là một trong những bước khó nhất đối với bản thân. Khoản nợ vay ngân hàng với lãi suất cũng tùy vào tình hình lạm phát là từ 3-10% ở Ba Lan. Mình sẽ cố gắng tập trung vào phần này để đẩy nhanh quá trình trả nợ, rút ngắn thời gian tránh phải trả tiền lãi suất cao bằng việc trả trước thay vì sau 30 năm. Bên Ba Lan có thể vay tiền mua nhà, thường mọi người chọn trả góp thời gian là 10-20-30 năm. Thế nên mình một lần nữa khuyến cáo bài viết của mình chỉ có tính tham khảo, bạn nên đọc thêm tài liệu và tin tức từ những người đang sinh sống ở Việt Nam, để nắm rõ tình hình về việc đầu tư chẳng hạn.
Chúc bạn thành công trên hành trình chinh phục tự do tài chính!
Nguồn bài viết: