All Rights Reserved by Natalia Huyền Nguyễn Press "Enter" to skip to content

Bí quyết tối giản dẫn đến thành công của Steve Jobs là gì? Podcast

Last updated on September 2, 2020

Steve Jobs là người tối giản trong thiết kế sản phẩm cũng như trong cuộc sống. Triết lý này mình tin là một trong những lý do cốt lõi đằng sau thành công của Jobs. Thật khó để đánh giá cao lợi ích của Chủ nghĩa tối giản mà không hiểu nó. Jobs đã áp dụng lối sống tối giản, ông mặc một chiếc áo cao cổ màu đen, quần jean xanh và giày thể thao New Balance mỗi ngày. Trọng tâm của Steve luôn là những điều đáng chú tâm, iPhone tiếp theo sẽ có tính năng gì trái ngược với những suy nghĩ như ông sẽ mặc gì vào ngày mai.

steve outfit

jbrookpress

 salvadorvilalta

 

Isey Miyake

Spring Summer 2020 Issey Miyake

 

Thiền Zen Nhật Bản. Jobs yêu thích sự đơn giản trong thiết kế từ khi ông trở thành một học viên của Phật giáo. Sau khi bỏ học đại học, ông thực hiện một chuyến hành hương dài qua Ấn Độ để tìm kiếm sự giác ngộ, nhưng chủ yếu là con đường Thiền tông của Nhật Bản.

Thiền là một tông phái Phật giáo, với một đường lối tu luyện thân tâm nhằm đạt đến giác ngộ. Thiền được xem là kết tinh của những gì tuyệt diệu nhất của Phật giáo . Nhưng cũng có thể nói đó là kết hợp tài hoa của tư tưởng Ấn Độ và các nền văn hoá Viễn Đông mà nổi bật nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Song Thiền hướng tới cái gì, đâu là mục tiêu thật sự của nó? Sau đây là lời giải thích của Takashina Rosen, người được xem như “nhân vật Phật giáo vĩ đại nhất của Nhật Bản ngày nay”. Văn hóa Nhật Bản thấm nhuần tinh thần Thiền tông: thơ ca, hội họa, sân khấu, kiến trúc, đình viên cho đến trà đạo, hoa đạo, võ đạo…Không chỉ ảnh hưởng đến nghệ thuật, Thiền còn đi vào đời sống thường ngày của người dân Nhật trong ăn uống, nghỉ ngơi và cả trong kinh doanh. Vì vậy ta có thể thấy sức ảnh hưởng của Thiền đối với Steve và những sản phẩm ra đời dưới tay ông khá lớn.


Steve Jobs Zen

thenextweb

 

Kiến trúc. Qua cuốn sách Steve Jobs của Isaacson viết rằng từ các góc tròn trên máy tính để bàn đến kiến trúc mở của các cửa hàng bán lẻ  Apple – bắt nguồn từ một giai đoạn ban đầu có vẻ như tối giản của Jobs, qua các lớp học thư pháp tại Stanford rồi đến nghiên cứu Frank Lloyd Wright kiến trúc vùng ngoại ô thời niên thiếu của mình. Khi nói đến nhà kiến trúc sư đại tài và sự ảnh hưởng của ông đến các thiết kế sau này của Steve,  đó là để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 và sau đó là cuộc Đại khủng hoảng đang siết chặt Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới, Wright bắt đầu làm việc với nhà ở giá cả phải chăng, phát triển thành nhà ở Usonia. Phong cách này  là một cách tiếp cận đơn giản để xây dựng khu dân cư phản ánh cả thực tế kinh tế và thay đổi xu hướng xã hội. Trong những ngôi nhà ở Usonia, Wright đã cung cấp một môi trường sống đơn giản nhưng đẹp đẽ, đủ khả năng kinh tế của người Mỹ thời bấy giờ.

Frank Loyd House

Thiết kế theo phong cách Usonian: chicago curbed


Frank Loyd Gallery

Gallery: Frank Lloyd Wright’s Solomon R. Guggenheim Museum theo archdaily

Steve Jobs gặp Bauhaus. Tháng 6 năm 1981, Hội nghị Thiết kế Quốc tế hàng năm ở Aspen, Colorado. Tại đó Steve được tiếp xúc với phong trào Bauhaus.  Nếu như bạn từng đến nước Đức, chắc chắn không khó để bạn tìm thấy Trường đại học Bauhaus-Weimar nổi tiếng về đào tạo kiến trúc xây dựng, thiết kế và mỹ thuật hiện nay. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, Bauhaus là trường nghệ thuật tại Đức đầu tiên kết hợp thủ công và mỹ thuật khoảng từ 1919-1933. Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng. Nói cách khác, cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng. Quan điểm ấy đã ảnh hưởng đến những thế hệ thiết kế về sau, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus. Trong số các câu châm ngôn được Mies và Gropius, hai cựu giám đốc của trường đại học kiến trúc này nhắc đến đó là “Less is more” nghĩa tiếng Việt “ít tức là nhiều” tiêu biểu trong kiến trúc tối thiểu.

Bauhaus

Kiến trúc Bauhaus

Design Bauhaus

Ludwig Mies van der Rohe

Jobs lớn lên trong một thế giới được xây dựng dựa trên nguyên tắc Bauhaus. Ngôi nhà của gia đình ông, nhà có gara nơi Apple sinh ra, đã phản ánh phong cách Bauhaus dựa trên thiết kế đơn giản, sạch sẽ với giá cả phải chăng. Riêng những chiếc máy tính đầu tiên của Apple lại không phản ánh phong cách Bauhaus, mà theo những gì Jobs gọi là thiết kế của Sony, dáng vẻ của chiếc hộp nặng nề. Sau khi tham dự hội nghị tại Aspen, Jobs nhận ra chiến lược để ông hoàn thành mục tiêu bán máy tính không chỉ giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn mà còn tô thêm vẻ đẹp môi trường làm việc xung quanh. Ông tuyên đoán, máy tính cuối cùng sẽ có mặt mọi lúc mọi nơi, từ công ty cho đến nhà của từng cá nhân.
Steve Jobs 1st Mcintosh

vintage.es

Jobs đã áp dụng những bài học cuộc sống trên để giúp ông vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhờ những phần mềm, sản phẩm của Apple thật sự tối giản và tiện dụng, đã đến với người tiêu dùng khắp nơi.

Đơn giản hóa. Dọn dẹp tất cả trừ những thứ thiết yếu nhất – để nhường chỗ cho thứ mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui nhất. Gạt bỏ những phiền nhiễu để chúng ta có thể tạo ra một cái gì đó đáng kinh ngạc. Cựu Giám đốc điều hành của Apple John Sculley nhớ lại chuyến thăm ông đã đến nhà của Jobs.

Tôi nhớ là đã đi vào nhà Steve và anh ta gần như không có đồ đạc trong đó. Anh ta chỉ có một bức ảnh của Einstein, người mà anh ta vô cùng ngưỡng mộ, anh ta có một chiếc đèn Tiffany, một chiếc ghế và một chiếc giường. Anh ấy chỉ không thích có nhiều thứ xung quanh, nhưng anh ấy cực kỳ cẩn thận trong việc chọn những gì anh ấy cần. “

Triết lý này cho phép Jobs tiết kiệm thời gian do có ít sự bừa bộn và  sở hữu ít đồ hơn. Điều đó có nghĩa là ít thời gian  dành cho dọn dẹp và bảo trì hơn hay tìm kiếm bất cứ thứ gì. Trong danh sách 10 việc cần làm, ông sẽ bỏ qua 7 trong số các mục nếu nó không cho phép bản thân đạt được mục tiêu của mình.

 i.pinimg.com

Sự ra đời của iPhone. Vào đầu những năm 1980, đơn giản trong thiết kế được thực hiện tốt nhất bằng sự liên kết giữa phần cứng và phần mềm. Không giống như Microsoft, công ty đã cấp phép phần mềm hệ điều hành Windows cho các nhà sản xuất phần cứng khác nhau, như IBM và Dell, Apple đã tạo ra các sản phẩm được tích hợp chặt chẽ end-to-end (dịch từ đầu đến cuối) . Mọi thứ được gắn liền với nhau: phần cứng Macintosh, hệ điều hành Macintosh, phần mềm iTunes, iTunes Store và phần cứng lẫn phần mềm iPod.

Trong quý IV năm 2006, một năm trước khi iPhone đầu tiên được công bố, 22 triệu điện thoại thông minh đã được bán trên toàn thế giới, theo dữ liệu của Canalys, và khoảng một nửa trong số các thiết bị đó là của hãng đứng đầu thị trường lúc bấy giờ, Nokia. RIM, nhà sản xuất BlackBerry, đứng thứ hai , tiếp theo là Motorola, Palm và Sony Ericsson. Điện thoại thông minh tại thời điểm đó giống như Motorola Q hoặc Samsung Blackjack – một chiếc điện thoại nhỏ, hình chữ nhật, có màn hình ở trên cùng và các nút ở phía dưới. Điều đó đã bắt đầu thay đổi, vào tháng 1 năm 2007, khi iPhone đầu tiên được công bố.

so sánh iphone

Chiếc iPhone đầu tiên từ thiết kế bên ngoài đến phần ứng dụng và giao diện bên trong đều rất tinh tế và dễ sử dụng, đúng với phong cách tối giản. So sánh với những chiếc điện thoại cùng thời với thiết kế quá phức tạp, nhiều nút bấm gây hoang mang cho người sử dụng, nhất là những người lớn tuổi hoặc low-tech.

first iphone

 

Người đúng đầu hãng Apple đã từng nói rằng:

“Đơn giản chính là đỉnh cao của mọi sự tinh tế”.

Tại đài tưởng niệm của Jobs trong khuôn viên trường Apple ngay sau khi ông qua đời, nhà thiết kế Jony Ive đã giải thích câu nói này như sau: “Cách chúng tôi tiếp cận thiết kế là cố gắng đạt được hiệu quả tối đa với nguồn lực nhỏ nhất và luôn cố gắng phát triển những giải pháp đơn giản nhất”.

Jobs luôn cố gắng xây dựng sự đơn giản trong mọi thứ, từ thiết kế đến chiến lược. Khi Jobs trở lại Apple năm 1997 sau khi bị sa thải mười hai năm trước đó, sáng kiến ​​đầu tiên của ông là cắt giảm số lượng sản phẩm hiện đang chào bán tới 70%. Bởi vì ông muốn các kỹ sư của Apple tập trung vào 30% còn lại, hay như cách gọi của Jobs là “tập trung vào tinh hoa”.

Để kết luận, mình nghĩ rằng Steve Jobs đã thay đổi thế giới nhờ theo triết lý tối giản mang lại hiệu quả và năng suất làm việc tối đa và cũng không kém phần nghệ thuật tinh hoa cho hãng Apple.

 

Please follow and like
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

2livesimple Official @ Copyrights 2019-2024