All Rights Reserved by Natalia Huyền Nguyễn Press "Enter" to skip to content

JOMO hay FOMO? Bạn sợ bị bỏ lỡ hay bằng lòng vui vẻ với hiện tại và bản thân?Podcast

Last updated on November 2, 2020

Đã có một thời mình luôn sốt sắng cho từng buổi gặp mặt, tụ tập bạn bè hay đơn giản là những events với đủ đề tài từ khoa học cho đến lễ hội phim, sách hay  công nghệ luôn không thể thiếu bóng mình.

Mình đã từng mắc bệnh thể kỷ XXI, “FOMO” – Fear of missing out tức là một căn bệnh sợ bỉ bỏ lỡ. Vào thời điểm đó đối với mình mà nói càng có nhiều bạn bè, không quan trọng có thân thiết nhiều hay ít, quan trọng nhất đó là số lượng kết bạn trên Facebook phải nhân gấp hai hay ba lần theo ngày tháng. Cứ thế dần theo năm tháng mình chợt đánh mất bản thân.

Mình là người ít biểu lộ cảm xúc với người lạ, nhưng đôi khi có một chút hướng ngoại và có lúc  thì  lại thích dành thời gian ở một mình. Nghe đến đây các bạn chắc đang lẩm bẩm phán xét cho mình một câu: “sao mà rắc rối thế? ”  

Định nghĩa hướng ngoại –  Extrovert  hoặc hướng nội – Introvert có lẽ ai trong chúng ta cũng hiểu được hai trạng thái đối lập này.  Một bên thì tích cực sôi nổi tham gia các hoạt động xã hội, thích giao kết bạn bè hay dễ dàng hòa vào đám đông. Những con người hướng nội thường tránh xa sự xô bồ , mà ngược lại thích những cuộc nói chuyên sâu sắc hơn và cần thời gian yên tĩnh cho bản thân. Thực tế mà nói không ai có thể hướng nội hay hướng ngoại 100% , nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa hai yếu tố này thường không lớn.  Thế nhưng có những tuýp người dạng như mình đây, “nửa nạc nửa mỡ” xoay chuyển linh hoạt giữa hai bên nội và ngoại với tỷ lệ gần như ngang nhau 49:51 , 51:49.

Đó chính là tuýp “Ambivert” với tính cách sáng nắng chiều mưa. Bạn có thể cảm thấy bối rối mỗi khi phải phát biểu trước đám đông, nhưng ngay sau đó lại dễ hòa mình bắt chuyện với nhiều người cùng một lúc trong buổi hội nghị diễn ra tại công ty. Bạn dễ mở lòng với ai đó sau một buổi gặp mặt nói chuyện, nhưng ngay sau đó lại không có cảm giác tin tưởng người khác. Đối với bạn mà nói tính cách này tùy theo cảm hứng, có lúc vui vẻ tràn đầy nhiệt huyết, có những lúc khác lại ôm mình vào vỏ như con ốc sên, cần thời gian lắng nghe bản thân.

Tại sao mình là nhắc đến một vài thắc mắc về phần tính cách ?
 

Bởi vì sau đây mình có thể so sánh trạng thái tính cách này với chủ đề bài viết ngày hôm nay JOMO hay FOMO.

Như đã nhắc ở phần trên FOMO –  là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, dịch tạm sang tiếng Việt có nghĩa là sợ bị bỏ rơi, mất cơ hội. Những người khi mắc phải hội chứng Fomo thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ và đầy đủ hơn mình.

Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vy của bạn dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân. Nhất là khi chúng ta đang sống trong thời công nghệ kỹ thuật số, sống chết không thể thiếu mạng xã hội.

Bộ phim nổi tiếng Social Dilemma đã nói lên sự bế tắc và giải thích rằng, mạng xã hội đã thao túng nhân loại như thế nào. Bạn luôn luôn cảm thấy hụt hẫng, mất mát và xót xa khi mình không thể bằng như “người ta”.  Bằng như người ta ở đây là mỗi khi lướt Facebook, Instagram, Pinterest, Tik Tok…để so sánh những hình ảnh, video hay các bài bình luận với hàng trăm likes của bạn của bạn ( friend of friend ) , nhiều khi chẳng liên quan lại khiến cho tâm trạng bạn xuống dốc.

Bạn lại tự trách mình:  “Sao không xinh bằng người ta?; Sao họ chơi vui vẻ còn mình lại ngồi nhà? …”còn rất nhiều nghi vấn, nhưng đối với bạn mà nói những bức hình lung linh kia đã “tố cáo” tội danh của họ, đó là họ luôn hơn bạn, còn bạn đã bị bỏ lỡ nhiều cơ hội vui chơi.  Theo mình nghĩ tính cách hướng ngoại cũng có một phần tỷ lệ tương đồng với hội chứng FOMO , người hướng ngoại luôn mong muốn có mặt mọi lúc mọi nơi, để không bỏ lỡ cơ hội kết nối với mọi người. 

Để hiểu sâu hơn về hội chứng này, thực ra đã được các nhà tâm lý học ghi nhận từ nhiều thế kỷ trước nhưng chưa bao giờ tỷ lệ và cường độ của hội chứng này lại tăng với tốc độ chóng mặt như bây giờ. Bạn có thể hiểu rằng,  một nông dân sống ở vùng sâu vùng xa thế kỷ XIV, có thể tò mò về cuộc sống của quý tộc trong các tòa lâu đài, lại chẳng có cơ hội để so sánh. Còn bây giờ, với mức độ thông tin dày đặc nhanh hơn tên lửa trên mạng xã hội, nói chuyện nhanh chóng với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin miễn phí, bạn có thể so sánh cuộc sống của mình với hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới.

the social dilemma bế tắc xã hội

Theo lối sống đơn giản có chút tối giản đã giúp mình vạch ra lối đi cho riêng mình. Mình đã bớt đi sự sỡ hãi, mình nhắc lại là chỉ bớt một phần lớn thôi, ví như khi chữa bệnh chúng ta thường cần một thời gian để khắc phục cơ thể và cả về mặt tâm lý. Mình đã biết yêu quí hơn thời gian để giao kết với chính tâm hồn mình, định nghĩa ra được cái gì thật sự quan trọng cho bản thân. Giờ đây mình không còn ưa thích gì lắm cuộc sống quá ồn ào gây sự chú ý , nếu bạn là người theo dõi các bài viết trước đây của mình sẽ để ý mình hay nhắc tới tầm quan trọng của “Quality over Quantity” – Chất lượng hơn số lượng. Bạn có thể đọc các bài viết tương tự mình nhắc đến những cách để sống đơn giản, bớt lo âu hay chú trọng đến chất lượng cuộc sống hơn tại đây.

Đó cũng chính là định nghĩa cho JOMO – Joy of Missing Out, dịch tạm là vui vẻ , hạnh phúc với hiện tại , không sợ bị mất cợ hội hay bỏ lỡ cuộc vui. 

Cách sống đơn giản là sợi dây liên kết giúp mình hiểu rõ hơn về hội chứng JOMO này. Khi con người ta cần sự yên bình cho tâm trí, khi con người ta chỉ có một vài người bạn, nhưng đó là những người bạn thân thiết sâu sắc nhất. Và cũng là khi con người ta không còn bỏ nhiều mối quan tâm tới vật chất như mua sắm đồ đạc, xe cộ hay những đồ đắt tiền khác.

Cuộc sống chỉ cần vừa đủ và chất lượng Less is better từ mối quan hệ cho đến đồ dùng  hay sức khỏe, mọi thứ đều theo chiều hướng bền vững và cũng có thể nói là nội tâm hơn. Đó chính là điều mình muốn so sánh với tính cách đã được giải thích ở bên trên, Introvert – Hướng Nội. 

Nhưng trong cuộc sống đời thường chúng ta nên học cách dung hòa giữa FOMO và JOMO. Chúng ta không cần quá sôi nổi, ào ạt hoặc hời hợt với nhiều mối quan hệ hay tự kỷ bỏ đi những lo toan muộn phiền, rồi để mặc mọi thứ xung quanh tìm chốn bình yên, không quan tâm đến một ai hết.

Hãy chọn cân bằng trong cách nghĩ hay lối sống để đảm bảo hạnh phúc lâu dài hơn. 

Bạn có thể lắng nghe podcasts của mình qua https://anchor.fm/2livesimple-official

Podcasts có mặt trên các 8 các loại ứng dụng khác nhau như Apple, Google, Spotify , RadioPublic…. 

Để không chạy quảng cáo và để có tinh thần làm việc hăng say hơn, tìm tòi những đề tài mang nhiều giá trị giúp các bạn có một cuộc sống hay lối sống đơn giản chất lượng hơn. Mình mong các bạn có thể ủng hộ qua trang anchor nơi mình trực tiếp thu podcast, nhấn vào phần SUPPORT – Ủng hộ. 

Cám ơn đã lắng nghe podcast của mình, nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy gửi comment hoặc CONTACT liên lạc với mình.

 

2livesimple Podcasts - listen to now

Please follow and like
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

2livesimple Official @ Copyrights 2019-2024