All Rights Reserved by Natalia Huyền Nguyễn Press "Enter" to skip to content

8 hiểu lầm phổ biến về lối sống tối giản. Podcast

Last updated on August 29, 2023

Lối sống tối giản không chỉ gắn liền với việc giảm mua đồ và vứt bớt đồ linh tinh trong nhà mỗi khi không cần đến. Để có được một lối sống tối giản bạn nên biết dung hòa giữa lý thuyết và thực hành, sau đó hãy chọn cho mình cách xử lý phù hợp nhất trong mọi tình huống. 

PODCAST 

Hiểu lầm 1: Lối sống tối giản đồng nghĩa với sự xuề xòa, đại khái & kiểu whatever hoặc quá hà khắc với bản thân. 

Lối sống tối giản tập trung vào tinh hoa và chất lượng chứ không phải sự sơ sài, xuề xoà, mua gì hay làm gì hoặc quen ai cũng được.

phong cách mặc tối giản
 

Hiểu lầm 2: Quần áo tối giản chỉ có hai màu đen và trắng hoặc mặc cùng tông màu. 

Bạn áp dụng cách ăn mặc tối giản và bạn có thể chọn bất kỳ màu sắc nào mà bạn muốn. Có thể là phối đồ sao cho giảm bớt thời gian hàng ngày phải lựa chọn nên mặc gì trong khi có cả trăm bộ trong tủ. Chất lượng hơn số lượng.

Kon Mari

Hiểu lầm 3: Tối giản chỉ có thể áp dụng các phương pháp dọn dẹp đồ đạc

Các mối quan hệ không lành mạnh, các tư duy tiêu cực cũng là cách để bạn có thể áp dụng lối sống tối giản: bớt sự tiêu cực tới thừa mứa và tăng lên sự tích cực cần thiết.

tối giản đồ đạc

Hiểu lầm 4: Tối giản là đem vứt hết đồ thừa mứa trong nhà, chỉ để lại vài thứ cần thiết.

Bỏ đi những gì không mang lại lợi ích và niềm vui và tập trung (tăng thêm) những gì bạn cảm thấy “joy” (hạnh phúc).

minimalism

Hiểu lầm 5: Người theo lối sống tối giản không thể chung sống được với những người khác.

Tất nhiên nếu những người cùng chí hướng tối giản sinh sống với nhau sẽ dễ hơn. Thế nhưng, người áp dụng lối sống tối giản hoàn toàn có thể sống với những người khác miễn là họ kiên nhẫn cũng như tôn trọng cuộc sống của đối phương.

Chủ nghĩa tối giản là bạn không cần thuyết phục hay ép buộc người thân thay đổi theo cách sống này, hãy cứ tập trung tối giản hoá phần của riêng bạn, tự khắc bạn sẽ mang lai tầm ảnh hương không lớn thì cũng ít  với những người xung quanh.

Thời gian quý giá mình nên dành nhiều hơn cho gia đình, cho những người thương yêu.Bất đồng quan điểm là chuyện dễ xảy ra khi sống chung, không quan trọng là theo lối sống nào.

 
Tối giản chi tiêu
 

Hiểu lầm 6: Tối giản không dính dáng gì tới tiền bạc, tài chính cá nhân.

Thừa thãi là phí phạm nguồn lực. Bỏ bớt sự thừa thãi sẽ tiết kiệm và giữ lại được nguồn lực cho những việc quan trọng được ưu tiên hơn. Tiền là một nguồn lực cũng như động lực.

Vậy nên chi tiêu có kế hoạch tiêu tiền vào những thứ cần thiết mang lại giá trị cho cuộc sống đó là tối giản chi tiêu.

Hãy đọc thêm bài cách để khắc phục cơn nghiện mua sắm

tối giản trong mối quan hệ

Hiểu lầm 7: Áp dụng tối giản phải bắt đầu từ việc giảm mua sắm và vứt bớt quần áo.

Bạn có thể bắt đầu ” thanh lọc”  bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống. Có thể bắt đầu bằng tối giản chỉ tiêu, mối quan hệ, tủ sách hay bàn làm việc. Tùy vào thời điểm và sự lựa chọn của bạn. Hãy làm gọn và vứt bỏ những gì không mang lại hạnh phúc cho bản thân.

Giống như câu nói huyền thoại của Marie Kondo “Spark Joy”.   Điều đáng nhắc đến trong phương pháp dọn dẹp Kon Marie đó là sự buông bỏ, chỉ giữ lại những vật dụng khiến bạn cảm thấy hạnh phúc (spark joy). Mình nghĩ câu nói này có thể áp dụng cho nhiều mặt trong cuộc sống từ các mối quan hệ cho đến vật chất.

tối giản làm hại nền kinh tế
 

Hiểu lầm 8: Người theo lối sống tối giản làm hại nền kinh tế vì không chi tiêu, giảm mức tăng trưởng GDP đáng kể.

Họ có thể không chi trả một đống tiền để mua sắm đồ đạc, vật phẩm nhưng họ rất sẵn lòng đầu tư cho giáo dục, sức khoẻ và trải nghiệm như du lịch.

Tham khảo thêm bài viết 5 câu hỏi đặt ra để hạn chế mua sắm

Lối sống tối giản không có luật lệ gì cả, không nên chỉ trích phải thế này thế kia mới là tối giản, không nên so sánh phương pháp này với phương pháp khác để sống tốt hơn.

Please follow and like
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

2livesimple Official @ Copyrights 2019-2024