All Rights Reserved by Natalia Huyền Nguyễn Press "Enter" to skip to content

Trải nghiệm du lịch mang lại nhiều hạnh phúc hơn so với đời sống vật chất?Hãy cùng mình khám phá Albania – phần 1. Podcast

Last updated on Tháng sáu 26, 2021

Đối với một số người khó có thể cưỡng lại việc lao đến các trung tâm mua sắm ngay sau khi nhận lương tháng.

Tuy vậy, cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc khi sở hữu món đồ mua được trôi qua rất nhanh, và có thể chỉ vài ngày sau đó, cảm giác phấn chấn hay hạnh phúc sẽ mau tan biến như bong bóng xà phòng. Vậy hạnh phúc có đến từ vật chất? Đã đến lúc chúng ta cùng nhau tìm hiểu đâu mới là nguồn hạnh phúc thật sự.

Khi con người ta nhanh chóng “thích nghi” là lý do khiến ta mất đi sự hứng thú với của cải. Trong thời gian ngắn khi thích nghi với việc sở hữu món đồ ấy, nó sẽ trở nên tầm thường và nhàm chán. Hệ quả là chúng ta sẽ lại đi tìm kiếm một đồ vật mới để thay thế. Cứ như vậy, vòng luẩn quẩn lại tiếp diễn để đáp ứng nhu cầu vô biên…

Trong hơn 20 năm, Tiến sĩ Thomas Gilovich, giáo sư tâm lý học tại Đại học Cornell, đã nghiên cứu sự phức tạp giữa hạnh phúc và mối quan hệ vật chất như tiền bạc. Thông qua nghiên cứu của mình, ông đã phát hiện ra rằng hạnh phúc không được duy trì lâu bền qua mua sắm— ngay cả khi chúng đã sở hữu những món đồ như nguyện vọng.

Nhưng tại sao?

Gilovich giải thích rằng tất cả chúng ta đều có cảm giác hào hứng với một điều gì đó mới mẻ và sau đó chán nó khá nhanh. Nhưng, nếu chúng ta tiếp tục mua những thứ mới, liệu điều đó có thể duy trì hạnh phúc của chúng ta không?

Công thức của hạnh phúc bền vững là gì?

Đến dự một sự kiện đặc sắc, tận hưởng một kỳ du lịch, tham gia một khóa học kỹ năng, thử sức bộ môn thể thao mạo hiểm… Đây đều là những cách thú vị để mỗi người tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Một chiếc xe hơi đời mới, một thiết bị công nghệ hiện đại rồi cũng sẽ trở nên lỗi thời, nhưng mỗi trải nghiệm mới luôn sẽ là một niềm hạnh phúc bất tận  xuyên suốt cuộc đời ta. 

Việc sở hữu của cải vật chất không khiến chúng ta hạnh phúc nhiều như ta tưởng, bởi thứ ta gọi là sự thích nghi với chủ nghĩa hưởng thụ.

Bạn hãy tưởng tượng khi mua một chiếc xe hay sắm một cái điện thoại mới, sự hưng phấn và thỏa mãn rất ngắn hạn. Đơn thuần là vì sau một khoảng thời gian với đà công nghệ phát triển nhanh như bây giờ, bạn sẽ dễ dàng chán nản khi nhìn thấy chiếc xe hơi được nâng cấp hoặc chiếc điện thoại hiện tại có nhiều chức năng hơn. Đa phần món đồ  như đồ điện tử, bạn sẽ phải luôn bắt kịp thời đại và sẽ không bao giờ được thỏa mãn.

Trải nghiệm xứng đáng hơn so với của cải vật chất vì bằng một cách kỳ diệu nào đó, nó cho ta cảm giác háo hức khi được chờ đợi.

Ngược lại đối với những món đồ, chờ đợi thực sự khiến người ta nổi điên – dù biết rằng những đồ vật kia chỉ đem lại “sự hài lòng tức thời” và cũng là lý do tại sao nhiều khi chúng ta sẵn sàng quẹt thẻ không đắn đo và ngay lập tức để được nhận món hàng càng sớm càng tốt. So với trải nghiệm thì không như vậy. Thay vào đó, chờ đợi một trải nghiệm có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn lao, khó có thể diễn tả bằng lời. Chẳng hạn như việc so sánh giữa đứng xếp hàng chờ mua đồ sẽ ít phấn khích và không hào hứng sôi nổi bằng khi chờ xem một ban nhạc bạn yêu thích vì bạn đã phải chờ đợi cơ hội nãy đến khá lâu.

Trải nghiệm ưu việt hơn so với vật chất bởi dường như, chúng ta nghĩ về chúng như một yếu tố quan trọng tạo nên tính cách và con người chúng ta. Hầu hết mọi người cho rằng, mất đi kí ức về một trải nghiệm tồi tệ hơn rất nhiều so với việc mất một món đồ. 

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn làm một việc gì đó – như đi xem một buổi hòa nhạc, tham gia một lớp võ thuật  hoặc một cuộc thi marathon. Chẳng phải là mỗi trải nghiệm ấy bằng cách nào đó đã  tạo nên con người bạn – hơn là so với thứ cuối cùng mà bạn đã mua? Và, nếu bạn phải từ bỏ một món đồ hay một trải nghiệm, bạn sẽ từ bỏ điều gì?

Riêng mình, mình sẽ lựa chọn được trải nghiệm cuộc sống như du lịch hoặc làm những điều mình yêu thích. Du lịch khám phá thế giới bao la và rộng lớn bên ngoài luôn là điều mình mong ước, mình cũng mong truyền cảm hứng này cho con trai chưa đầy hai tuổi của mình.

Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu về đất nước Albania nằm phía Nam châu Âu, một đất nước không được giới thiệu nhiều và nổi tiếng về ngành du lịch như Pháp, Ý hay Tây Ban Nha. Bạn đã sẵn sàng cùng mình đồng hành qua những bức ảnh và một chút thông tin về đất nước có bề dài lịch sử không kém gì Hy Lạp hay Ý chưa nhỉ? 

Albania được coi là một trong những khu vực có nhiều dấu vết dân cư cổ xưa nhất ở Balkan và Châu Âu.

Albania nằm trong danh sách những quốc gia thú vị nhất ở châu Âu và là một trong những đất nước thân thiện nhất – có lẽ một phần vì nó quá nhỏ, với dân số chỉ tầm 2,8 triệu người. Đây cũng là điểm đến hàng đầu của những tín đồ ẩm thực, các món ăn địa phương hay hải sản ngon giá cả phải chăng. Bạn sẽ bất ngờ trước những bãi biển đẳng cấp thế giới khi khám phá Riviera của Albania. Nếu thích thám hiểm, có thể thuê một chiếc xe, lái dọc bờ biển hay băng qua những dãy núi hùng vĩ đến hút hồn của đất nước yêu mến khách này.

Đón đọc phần 2 tại đây…

Albania mẹ và con bãi biển Orikum
hoa biển Albania

Nguồn:

  1. https://news.cornell.edu/stories/2014/09/doing-makes-you-happier-owning-even-buying
  2. https://www.nomadicmatt.com/travel-guides/albania-travel-guide/
Please follow and like
    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    2livesimple Official @ Copyrights 2019-2024