Last updated on Tháng bảy 21, 2020
Unicef khuyến nghị các quốc gia cung cấp sáu tháng nghỉ phép theo luật định cho phụ huynh.
Các chính sách thân thiện với gia đình củng cố sự hàn gắn giữa cha mẹ và con cái, điều này rất quan trọng cho sự phát triển của gia đình và xã hội. UNICEF ủng hộ ít nhất sáu tháng nghỉ phép có lương cho phụ huynh và để tiếp cận phổ cập đến chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ em, giá cả phải chăng từ khi sinh ra cho đến thời điểm trẻ nhỏ vào lớp một.
Những khoảnh khắc đầu đời rất quan trọng. Đó là lý do tại sao thực phẩm, sự kích thích và chăm sóc đúng cách – ăn, chơi, yêu – là điều cần thiết cho sự phát triển trí não của bé trong 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời.
Để phù hợp với chiến dịch Early Moments Matter, UNICEF đang hợp tác với các chính phủ, xã hội dân sự, bộ giáo dục và khu vực tư nhân – đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến những chính sách, và để khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các hộ gia đình.
Theo luật pháp Việt Nam phụ nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng, với số tiền trợ cấp khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở ( từ 01/07/2020 mức lương cơ sở lên đến 1.600.000 đ/ tháng).
Ở Ba Lan lao động nữ có quyền nghỉ 20 tuần thai sản, sau đó có thể kéo dài thời gian ở nhà nuôi dưỡng con trong vòng 32 tuần.
Cách chia thời gian nghỉ thai sản và mức lương được nhận cho cả bố lẫn mẹ:
- Mẹ: nhận mức lương 100% khi nghỉ 26 tuần, nếu muốn kéo dài thời gian nghỉ hết 52 tuần như cho phép được nhận 80% mức lương
- Bố: được phép nghỉ 2 tuần sau khi vợ sinh. Có thể chia đều thời gian chăm sóc con 32 tuần cùng mẹ, mỗi người sẽ nhận 16 tuần ở nhà nuôi dưỡng bé.
Món quà được nhận sau khi sinh dành cho các hộ gia đình đi làm và đóng thuế dựa theo mô hình tặng quà cho trẻ sơ sinh tại Phần Lan, bài viết mình đăng trước đây bạn có thể đọc tham khảo.
Những quốc gia nào cung cấp nghỉ thai sản tốt nhất?
Một báo cáo mới từ Unicef đã kiểm tra các chính sách liên quan đến gia đình và tỷ lệ tham gia tại các quốc gia giàu có nhất thế giới. Nghiên cứu đưa ra cho thấy, số tiền nghỉ phép của các bậc phụ huynh với mức lương đầy đủ, đi đôi với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em.
Chẳng có gì là ngạc nhiên khi các quốc gia Bắc Âu xếp hạng cao nhất dựa theo tất cả các hạng mục được xem xét. Họ luôn nổi tiếng trong việc coi trọng bình đẳng giữa hai phái. Ở Na Uy và Thụy Điển, hầu hết tất cả các ông bố đều nghỉ phép, theo Anna Gromada của Văn phòng nghiên cứu Unicefftime – Innocenti, đồng tác giả của báo cáo và thống kê phía dưới.
Nói đến nghỉ phép của cha& mẹ, đứng đầu top là Estonia, nơi cung cấp thời gian nghỉ cho mẹ dài nhất – 85 tuần tỷ lệ tiền lương cung cấp 100% suốt thời gian nghỉ phép.
Các bạn có thể nhìn vào biểu đồ dưới đây để tìm hiểu thêm về các nước trên thế giới.
Ở một số nơi, phụ cấp nghỉ phép của cha mẹ có thể hào phóng nhưng tỷ lệ tiền nhận nuôi con vẫn thấp. Nhật Bản cung cấp 30 tuần nghỉ có lương cho các ông bố, nhiều nhất cho đến nay qua so sánh giữa các quốc gia được nghiên cứu.
Tuy nhiên, các ông bố thực sự không sử dụng đến quyền được nhà nước ban cho.
Ở Hàn Quốc, nơi có thời gian nghỉ làm cha dài thứ hai, đàn ông chỉ chiếm 17% tổng số phụ huynh nghỉ phép vào năm 2018, ngay cả sau một chiến dịch quốc gia khuyến khích họ làm điều này. Các ông bố ở Anh cũng hiếm khi chia sẻ cùng mẹ thời kỳ chăm sóc con.
Một số quốc gia thậm chí còn không đề cập đến những chính sách dành riêng cho những ông bố. Thụy Sĩ là một điển hình trong những nước giàu có, không cung cấp bất kỳ hình thức nghỉ phép cụ thể nào dành cho người cha. Qua thống kê chúng ta có thể thấy, không có mối quan hệ nào giữa sự giàu có của một quốc gia và cách thức thực hiện các chính sách thân thiện với gia đình của họ.
Mỹ là quốc gia có thu nhập cao duy nhất trên thế giới không cung cấp ngay cả một ngày nghỉ thai sản.
Các công ty tư nhân có thể bù đắp một số hình thức nghỉ phép của cha mẹ, nhưng không nhất thiết phải làm theo yêu cầu luật pháp ban hành.
Nếu có sự lựa chọn bạn sẽ chọn quốc gia nào làm nơi xay tổ ấm cho gia đình?
Ngoài ra nếu bạn đang mong sinh em bé, có thể đọc tham khảo bài post 5 điều nên làm trước khi có con. Lên kế hoạch để không phải hối tiếc tại đây.
Nguồn tham khảo:
- https://www.unicef.org/press-releases/sweden-norway-iceland-and-estonia-rank-highest-family-friendly-policies-oecd-and-eu
- https://www.unicef.org/early-moments
- https://lang.zus.pl/en/benefits/maternity-allowances
- https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/ho-so-che-do-thai-san-cho-lao-dong-nu-khi-sinh-con-nhan-con-nuoi.html
- https://www.theguardian.com/us-news/2020/jan/27/maternity-leave-us-policy-worst-worlds-richest-countries