All Rights Reserved by Natalia Huyền Nguyễn Press "Enter" to skip to content

Dám bộc lộc những tổn thương là điều nên làm ? Podcast

Last updated on Tháng bảy 18, 2024

Sự Hoàn Hảo Sẻ Huỷ Hoại Con Người Bạn? 

Trong cuốn sách “Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại” này, Brene Brown giúp mình khám phá một quan niệm mới: Tổn thương không phải là điểm yếu, và chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối mặt với nó. Mức độ làm chủ và kết nối với sự tổn thương của bản thân sẽ quyết định độ sâu của lòng dũng cảm và sự rõ ràng trong mục tiêu của chúng ta.

Tổn Thương Là Gì ? 

Trên chuyến xe buýt đi nghỉ dạng team building  cùng đồng nghiệp trước đây, một anh bạn đã hỏi mình một câu hỏi: “Vulnerability – đối với bạn, tổn thương là gì?” Lúc đó, mình đã suy nghĩ mãi mà không biết phải trả lời sao. Không phải vì câu hỏi khó hiểu, mà là vì mình đắn đo mãi không thốt ra vì thiếu dũng khí và một chút xấu hổ để tự thẳng thắn tuyên bố sự tổn thương trong mình là gì đối với một người không quen thuộc. Mình không dám phơi bày cái mà lúc đó mình cho là sự yếu đuối,  chứ không phải cách nhận biết được  tổn thương là gì như hiện tại.

Việc làm blog, post, video hay podcast chính là cách mình nhắc đến những tổn thương trong mình, vạch trần nỗi đau để mọi người cùng xem và bàn luận, trở thành tâm điểm của sự chú ý? 

Không chính xác, vì mình tin vào những độc giả theo dõi lối sống đơn giản sẽ có những suy nghĩ giống mình về cuộc sống, nên mình không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm dựa trên những câu chuyện thực tế. Mục tiêu là tạo ra một cộng đồng chia sẻ cảm hứng, truyền đạt sự thấu hiểu và đồng cảm.

Không ai trong chúng ta chắc chắn mình có đáp án cho mọi câu hỏi. Chính vì lẽ đó, việc chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp những người chưa từng hoặc đang trải qua có một chút định hướng, đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Những câu nói mà mình thấy tâm đắc và viết dưới đây dựa trên tóm tắt của cuốn sách này. 

“The courage to be imperfect” – dũng khí để trở thành người không hoàn hảo trong mắt mọi người.

“Compassion” – sự tử tế – điều đầu tiên chúng ta phải tử tế với chính mình trước khi có thể tử tế với người khác.

“Connection” -sự nối kết, chia sẻ cảm thông với người ta quan tâm là kết quả của sự chân thành (authenticity) 

“Willing to let go the person you think you should be and be the person you really are” – hãy gạt bỏ con người mà bạn mong được trở thành để trở thành phiên bản của chính mình, là một phần của thế giới mà bạn đang hướng tới – ” true self”, chứ không phải bạn muốn được biết đến hoặc được chấp nhận bởi ai đó.

Hoàn toàn chấp nhận sự tổn thương

Như khi một chiến binh bước ra đấu trường La Mã, chiến đấu với nhiệt huyết tràn trề, có thể bị ngã, trọng thương hay đau khổ tuyệt vọng, nhưng vẫn luôn cố gắng không bỏ cuộc. Vết thương chính là những trải nghiệm để khiến ta mạnh mẽ hơn, chứ không phải để vạch ra bất cứ điểm yếu nào cho thiên hạ xem. Hãy tin rằng những điều làm bạn tổn thương sẽ khiến bạn trở nên tốt đẹp và bền bỉ hơn.

“Người sống bằng cả trái tim” – wholehearted.

Chúng ta luôn cố gắng làm tê cứng – đông lạnh cái cảm giác bị tổn thương, luôn kìm nén sự tổn thương, vì không ai muốn trở thành nạn nhân trong câu chuyện bàn tàn của thiên hạ. Không dám sống bằng cả trái tim, mà là chỉ cái hồn xác nửa vời chơi vơi, mang trong mình nỗi sợ hãi khi bị người khác lột trần những nỗi sợ hay phơi bày những tổn thương trong sâu thẳm trái tim. 

Điều gì khiến bạn cảm thấy bị tổn thương? Tổn thương là gì?

Bị người yêu lừa dối.

Công ty đuổi việc.

Vỡ nợ.

Phá sản.

Chờ xét nghiệm khám khối u lành hay ác tính.

Thông báo sa thải nhân viên.

Thông báo có người yêu mới sau khi ly dị.

Không có khả năng sinh con.

Đổi việc sau hơn 10 năm làm tại một công ty.

Bỏ học vì nhà không có điều kiện.

Bị nhà đầu tư từ chối.

Phỏng vấn không đạt tiêu chuẩn.

Bố mẹ chu cấp đầy đủ nhưng thiếu quan tâm về mặt tình cảm.

Con cái không nghe lời.

….

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những tổn thương. 

Nhưng không có nghĩa là ta kìm nén cảm xúc, gạt bỏ nó sang một bên và chỉ quan tâm đến cái gì gọi là hoàn hảo, đẹp trong mắt thiên hạ. Thế giới này chỉ dành cho kẻ mạnh và tự tin, là những người có thể vượt qua mọi tổn thương hoặc cũng có thể là những người không quan tâm, coi thường sự tổn thương là thứ gì đó vô hình và không đáng quan tâm. Có thể là quên đi nỗi buồn bằng cách đi nhậu nhẹt, ăn uống không điều độ, hoặc ngược lại, cường điệu hóa trong cách sống quá lành mạnh, ăn uống kiểm soát từng calories, tập thể dục không ngừng nghỉ. Mấu chốt ở đây là để chôn vùi những tổn thương mất mát mà bạn đang trải qua, và cứ thế như một vòng xoáy nguy hiểm, khép lại không lối thoát.

Tại sao chúng ta lại đóng băng cảm xúc và không chấp nhận sự tổn thương? 

Chúng ta tạo ra những thứ không chắc chắn trở thành chắc chắn trong khuôn mẫu suy nghĩ của riêng mình. Chúng ta càng sợ, chúng ta càng dễ bị tổn thương, và rồi nỗi sợ dần tăng lên. Cách để xua tan nỗi sợ là đổ lỗi cho người khác, đó là cách để giảm bớt đau đớn và phiền muộn. Vì chúng ta cho rằng bản thân quá hoàn hảo. Hãy thử tưởng tượng cảnh lọc mỡ bụng ra rồi lại đắp lên má và nghĩ rằng bụng đã hoàn toàn tiêu tan mỡ?

Đừng đứng ngoài cuộc để đánh giá hay khuyên răn, chúng ta phải dám lộ diện và để người khác nhìn thấy mình. Đó là sự liều lĩnh vĩ đại – dám dấn thân dù phải đối mặt với biết bao tổn thương. Nếu ta có thể bước ra khỏi vòng tròn lặp lại này, ta có thể đón nhận những người đồng cảm, những người sát cánh bên bạn, nâng đỡ bạn. Để cảm nhận hạnh phúc lẫn đau thương, chấp nhận những cocktail cảm xúc trong cuộc sống. Vượt qua qua những ngày giông bão, bạn sẽ mạnh mẽ và bền bỉ hơn!

 

Dưới đây là một số cách thức chính để vượt qua sự tổn thương dựa trên những lời khuyên của Brené Brown:

1. Chấp nhận sự tổn thương như một phần của cuộc sống:

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải thừa nhận rằng sự tổn thương là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Mọi người đều trải qua tổn thương ở một thời điểm nào đó, và đó là điều hoàn toàn bình thường. Thay vì cố gắng né tránh hay che giấu sự tổn thương, hãy học cách chấp nhận nó như một phần của trải nghiệm con người.

2. Thực hành lòng tự ái:

Lòng tự ái là chìa khóa để vượt qua sự tổn thương. Khi bạn yêu thương và trân trọng bản thân, bạn sẽ có đủ sức mạnh để đối mặt với những khó khăn và thử thách. Lòng tự ái giúp bạn xây dựng lòng dũng cảm để dấn thân và chấp nhận rủi ro, đồng thời giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau những tổn thương.

3. Rèn luyện lòng dũng cảm:

Lòng dũng cảm không có nghĩa là không sợ hãi. Thay vào đó, nó là sự sẵn sàng hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Rèn luyện lòng dũng cảm bằng cách bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và thử những điều mới. Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn một cách trực tiếp sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

4. Kết nối với những người khác:

Con người là loài sinh vật xã hội, và chúng ta cần sự kết nối với những người khác để phát triển và phát triển. Hãy dành thời gian cho những người yêu thương và hỗ trợ bạn. Chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm của bạn với họ, và hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần.

5. Sống một cuộc sống có ý nghĩa:

Khi bạn tìm thấy mục đích sống, bạn sẽ có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách. Hãy dành thời gian để khám phá những gì bạn đam mê và những gì mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. Sống một cuộc sống có ý nghĩa sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc hơn.

6. Học cách tha thứ:

Tha thứ không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bản thân bạn. Khi bạn tha thứ cho ai đó đã làm tổn thương bạn, bạn sẽ giải phóng bản thân khỏi sự tức giận và oán giận. Tha thứ cũng giúp bạn học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và tiến về phía trước.

7. Hãy kiên nhẫn:

Vượt qua sự tổn thương cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Đừng nản lòng nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức. Hãy tiếp tục thực hành những lời khuyên trên và bạn sẽ dần dần xây dựng sức mạnh và khả năng phục hồi để vượt qua bất kỳ thử thách nào.

Đừng lo lắng về tổn thương, hãy trân trọng hành trình

Dĩ nhiên, dấn thân luôn đi kèm với rủi ro, và tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tổn thương là một phần của cuộc sống, và nó giúp ta trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Thay vì lo sợ, hãy trân trọng hành trình dũng cảm của bạn, bởi chính những trải nghiệm này sẽ định hình con người bạn và giúp bạn đạt được những điều phi thường.

Hãy nhớ rằng:

  • Hoàn hảo là ảo mộng, dũng cảm mới là chìa khóa cho mọi thành công.
  • Đừng ngại bộc lộ bản thân, hãy cho mọi người thấy con người thật của bạn.
  • Tổn thương là một phần của cuộc sống, hãy trân trọng hành trình dũng cảm của bạn.

Chúc các bạn chịu tổn thương để rồi trở nên ngày một mạnh mẽ hơn 🙂

Nguồn tham khảo:

  1. Sách https://alphabooks.vn/su-lieu-linh-vi-da
  2. TED Talk https://www.youtube.com/watch?v=iCvmsMzlF7o
Please follow and like
    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    2livesimple Official @ Copyrights 2019-2024